Nhằm phát triển và mở rộng các mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Việt Nam chúng ta đã và đang rất tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực trong đó có 63 tổ chức quốc tế và hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Sự hội nhập ấy đã góp phần đẩy mạnh kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia với vai trò là thành viên tích cực dưới đây.
Tổ chức quốc tế Liên hợp quốc
Liên hợp Quốc là một trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia từ rất sớm. Liên hợp quốc thành lập vào ngày 24/10/1945 với mục tiêu duy trì sự hòa bình và an ninh quốc tế. Ngày 14/1/1946, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã thay mặt cho toàn thể nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa làm đơn xin gia nhập Liên hợp quốc. Tuy nhiên, phải trải qua 31 năm sau thì vào 9h sáng ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập và là thành viên của Liên hợp quốc.
Việc hợp tác với Liên hợp quốc chính là một bước ngoặt lớn đối với Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao trình độ về khoa học và kỹ thuật, tăng cường sự phát triển của các cơ sở sản xuất. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp Quốc hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là duy trì hòa bình, an ninh quốc gia từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đóng góp rất tích cực đối với những hoạt động tại Liên hợp quốc. Trong đó Việt Nam tích cực đề cao vai trò của Liên hợp quốc, tôn trọng quyền và luật pháp quốc tế, hợp tác phát triển giữa các quốc gia trên tinh thần tự nguyện. Không những thế, Việt Nam sẵn sàng lên án phản đối những hành vi có tính chất xâm phạm, lợi dụng mối quan hệ để âm mưu xâm lược,…Đặc biệt, Việt Nam còn đóng góp không nhỏ những ý kiến trong những thảo luận, nhiều nghị quyết về chống chiến tranh và đảm bảo quyền con người.
Tổ chức quốc tế Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Việt Nam trở thành thành viên của APEC tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC vào tháng 11/1998 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Việc tham gia vào APEC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hợp tác kinh tế, tạo điều kiện để Việt Nam học hỏi, có thêm kinh nghiệm. Việc đó góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, làm tốt hơn quá trình chuẩn bị trong nước.
Từ đó, có thể tận dụng được cơ hội của các liên kết kinh tế quốc tế thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Nhờ đó, Việt Nam có thể phát triển nguồn lực: thương mại, đầu tư, giao lưu kinh tế lên một tầm cao mới theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế. Việt Nam luôn là thành viên năng động, hoạt động tích cực, có trách nhiệm và không ngừng đóng góp cho APEC.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
WTO cũng là một trong những các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. Nhờ WTO, Việt Nam có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu. Việc gia nhập WTO, các vấn đề về tranh chấp thương mại được giải quyết công bằng, ổn định thị trường. Việt Nam có thể tiếp cận với thị trường quốc tế, tạo ra mối quan hệ kinh tế rộng mở. Từ đó, giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thu hút nhiều sự chú ý và đầu tư từ các vốn đầu tư nước ngoài. Làm giảm thiểu những rủi ro và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước áp dụng được công nghệ để phát triển.
Hơn nữa, Việt Nam cũng có thể đẩy mạnh việc xây dựng, tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tạo ra các thông lệ phát triển kinh tế phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Như vậy, các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia đóng vai trò vô cùng quan trọng vào tạo ra những dấu mốc cho sự phát triển của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam nhận thấy sự hội nhập là vấn đề tất yếu hiện nay và luôn giữ các mối quan hệ ấy trên sự tự nguyện, bình đẳng. Sẵn sàng góp ý và tham gia vào các cuộc thảo luận, những chính sách của các tổ chức đó.