Trải qua 100 năm chiến tranh chống thực dân Pháp, 80 năm đánh đuổi đế quốc Mỹ, Việt Nam đã giành được độc lập, tự do và tự chủ. Tuy nhiên, hậu quả sau chiến tranh cực kỳ lớn, đòi hỏi Đảng ta phải đưa ra được đường lối khắc phục và đổi mới đất nước về mọi mặt. Ngay lúc này, chính sách đổi mới đất nước đã được khởi xướng ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Bài viết đề cập đến những thành tựu nổi bật và ý nghĩa của công cuộc đổi mới 1986 sau hơn 45 năm thực hiện.
Bối cảnh, lý do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động công cuộc đổi mới 1986
Công cuộc đổi mới được hiểu là một chương trình cải cách toàn diện về mọi mặt, được Đảng cộng sản Việt Nam đề ra và lãnh đạo thực hiện với mục tiêu phát triển đất nước về mọi mặt, có định hướng lâu dài. Cụ thể, tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào tháng 12 năm 1986, Công cuộc đổi mới đất nước đã được khởi xướng trên toàn đất nước.
Tại thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn. Chế độ kinh tế nước ta là tập trung, bao cấp dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Mặt khác, chế độ kinh tế này còn dẫn đến việc khủng hoảng trầm trọng về tài chính, văn hóa – giáo dục kém phát triển, chế độ chính trị chưa hoàn thiện. Trong khi đó, bối cảnh và các quốc gia trên thế giới đã có sự chuyển mình vô cùng lớn cùng với tốc độ phát triển vượt bậc. Điều này đã đặt ra nhiệm vụ vô cùng lớn cho Đảng và nhân dân Việt Nam; cần có đường lối, chính sách đổi mới đầy đủ, chi tiết cùng với hành động dứt khoát, kịp thời. Có thể nói, công cuộc đổi mới 1986 là tất yếu của bối cảnh lịch sử nước ta và thế giới lúc bấy giờ.
Nội dung, ý nghĩa của công cuộc đổi mới 1986
Nhận thức được nhiệm vụ và sự cần thiết của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã khởi xướng Công cuộc đổi mới. Theo đó, Đảng ta đã đề ra các nội dung, nhiệm vụ cần đạt được để đổi mới và phát triển nước Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, từng bước đi lên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung chính gồm có:
Về kinh tế, đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường, định hướng lên xã hội chủ nghĩa và chịu sự quản lý của Nhà nước;
Về chính trị – xã hội, đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền lực: lập pháp, tư pháp và hành pháp; trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp được chú trọng; hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”;
Về văn hóa – giáo dục, gìn giữ, kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc, hội nhập và tiếp cận nền văn hóa đa sắc màu của thế giới; cải cách giáo dục theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học.
Có thể thấy, trong bối cảnh chung đó, ý nghĩa của công cuộc đổi mới 1986 là vô cùng lớn. Sự đổi mới kịp thời không chỉ giúp nước ta giải quyết được các khó khăn, tồn tại trong quá khứ mà còn chủ động, kịp thời nắm bắt được những cơ hội để phát triển, hoàn thiện đất nước;… Và đặc biệt là tạo động lực cho nền kinh tế – xã hội phát triển vượt bậc và hướng tới dân chủ hóa xã hội, đề cao hơn nữa quyền công dân.
Những thành tựu đạt được sau hơn 45 năm thực hiện Công cuộc đổi mới đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và lộ trình chi tiết của công cuộc đổi mới 1986, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn:
Một là, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Hai là, tăng cường được sức mạnh tổng hợp, từng bước phát triển đời sống nhân dân và khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ba là, khẳng định được sự đúng đắn trong đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; làm vững lòng dân, đoàn kết cùng phát triển đất nước về mọi mặt.
Bốn là, hội nhập quốc tế, nắm bắt mọi thời cơ để phát triển, đồng thời khắc phục được các hạn chế và tồn tại hiện có.
Năm là, giúp Việt Nam trở thành một đối tác ưu tú, đang không ngừng đổi mới và phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển của các quốc gia phát triển trên toàn thế giới.
Như vậy, sau hơn 45 năm thực hiện, ý nghĩa của công cuộc đổi mới 1986 lại càng được thể hiện rõ ràng. Đây cũng chính là nền tảng cho những giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong tương lai.