Nhắc đến Việt Nam người ta thường nghĩ ngay đến những thắng cảnh đẹp hay di tích lịch sử nổi tiếng, vì chúng tạo nên điểm đặc trưng nổi bật chỉ riêng Việt Nam mới có nhưng ngoài các yếu đó ra làm tăng giá trị nghệ thuật và giữ gìn vẻ đẹp đó cho thế hệ sau chính là ca dao, tục ngữ. Song đó,biểu hiện kinh nghiệm của người dân về tự nhiên qua câu Lúa chiêm lấp ló đầu bờ hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của câu ca dao trên chưa? Cùng nhau khám phá ra cái hay trong bài viết này nhé!
Khái niệm ca dao là gì? Tục ngữ là gì?
Như thế nào được gọi là ca dao?
Ca dao là những câu thơ dân gian được người dân truyền miệng từ đời này sang đời khác dưới dạng câu hát không theo một giai điệu cụ thể, đồng thời nội dung của nó thường phản ánh phong tục, lịch sử và xã hội. Ngoài ra ca dao được làm dựa trên thể thơ lục bát để dễ dàng ghi nhớ. Chẳng hạn ta có một số câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Bài ca dao này truyền tải cho ta rằng công lao dưỡng dục to lớn của Đấng sinh thành và nghĩa vụ phận làm con cái phải luôn luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Như thế nào được gọi là tục ngữ?
Tục ngữ là những câu văn dân gian ngắn gọn, súc tích nhưng hàm súc thường tạo ra nhằm đúc kết những kinh nghiệm về lao động sản xuất của ông cha ta, lịch sử và triết lý sâu sắc của dân tộc. Chẳng hạn trong câu sao:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Hai câu tục ngữ này thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp mình, người có ơn với mình hay sâu xa hơn là người có công với cách mạng, hy sinh cho đất nước.
Giải thích câu “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Đây là câu ca dao thể hiện kinh nghiệm của người dân trong việc nhìn nhận lợi ích của thời tiết trong lao động và sản xuất lương thực.
Phân tích sơ lược chúng ta có thể hiểu được đại loại câu này: nếu nông dân trồng lúa vào vụ chiêm (vụ hè thu trong năm) thường gặp khó khăn vì mùa này khô hạn và thiếu nước cung cấp cho cây lúa. Vì thế, lúa sẽ chậm phát triển dẫn đến sinh trưởng yếu, phải chuẩn bị nước tưới khi bắt đầu vào vụ mùa này.
Trong câu “hễ nghe tiếng sấm” ý muốn ám chỉ trong cơn mưa thường có dông kèm theo sấm chớp. Cây lúa trong hiện tượng tự nhiên này sẽ đơm bông, kết hạt cho chúng ta một mùa màng bội thu, đạt năng suất cao giống như hành động “phất cờ mà lên”.
Nguyên nhân khiến hiện tượng mưa giông làm cho cây lúa phát triển thuận lợi đó chính là yếu tố hóa học của nó tác động vào môi trường ruộng lúa. Mưa giông cực kỳ quan trọng trong vụ lúa chiêm vì nó cung cấp nguồn nước ở thời tiết hanh khô như mùa hè và nguồn đạm dồi dào để ruộng lúa trổ bông, nặng hạt. Phân đạm từ sự kết hợp của các loại khí trong không khí:
Khi có hiện tượng sấm chớp khí nitơ tác dụng với không khí:
N2 + O2 → 2NO
Sau đó NO tiếp tục tác dụng với oxi:
2NO + O2 → 2NO2
Cuối cùng NO2 sẽ tác dụng đồng thời oxi và nước mưa tạo thành axit nitric:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 sẽ tiếp tục rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất có sẵn trong đất tạo thành muối nitrat hay còn gọi là đạm nitrat, đồng thời củng cố lượng đạm vừa và đủ rất tốt cho cây lúa của ta. Thế nên khi vụ lúa đang khô hạn, thiếu nước thì chỉ cần trận mưa giông thì cây ruộng lúa sẽ cực kỳ xanh mướt, tươi tốt.
Trên đây là lời giải thích đầy đủ và chính xác nhất cho câu ca dao Lúa chiêm lấp ló đầu bờ hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên song đó cũng nêu ra lý do hóa học giữa các loại khí tự nhiên để tạo ra nguồn đất đầy dinh dưỡng, màu mỡ cung cấp cho đất và cây trồng. Mong rằng bài viết trên giúp bạn có thêm nguồn kiến thức mới về hiện tượng thiên nhiên và có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng nói chung, ruộng lúa nói riêng.